Saturday 3 September 2022

Gắn bucep vào lũa

 Vầy chắc là ok rồi, để xem khi nào nó trổ rễ tự dính được




Các Thông Số, viết tắt Thông Dụng trong thú chơi Thủy Sinh

 Những chữ viết tắt thông dụng, những thông số trong hồ thủy sinh các bạn mới chơi nên biết để quản lý sự cân bằng trong hệ sinh thái mình tự tạo ra 1 cách tốt và dễ dàng hơn. Không cần kiến thức quá chuyên sâu, bác học gì để nhớ và hiểu những thông số này.

1. ppm (mg/l)

Ppm viết tắt của parts per million (1 phần triệu), nói dễ hiểu hơn là 1 miligram chất nào đó tan trong 1 lít nước ( 1 ppm = 1mg/l).
Các bạn có thể quen thuộc với 1 số kí hiệu đo lường sử dụng hằng ngày như 1 kí lô, 1 lít, 1 gram, 1 mili gram… Nhưng trong nước, hồ cá thủy sinh thì sự đo lường căn bản nhất là 1 mili gram chất nào được tan trong 1 lít nước. Ví dụ hồ thủy sinh của mình có 5 ppm No3, nghĩa là trong 1 lít nước hồ này có 5 mili gram chất No3.
Đây là thông số căn bản nhất cần biết để hiểu những thông số các 1 cách dễ dàng.

2. tds (còn gọi là conductivity)

Tds viết tắt của Total Dissolved Solids – tổng chất rắn hòa tan trong nước, những chất rắn này bao gồm đa số là các chất vô cơ, các cation (ion dương) và khoáng chất như Ca+, Mg+, Na+, Co3+, Hco3+, So4+, Cl+, No3+, Po4+, K+… và được tính bằng ppm (mg/l)
Tds được dựa vào để đánh giá chất lượng tinh khiết của nước. Tds càng cao thì càng nhiều tạp chất. Tuy nhiên bút tds không đo được những chất quan trọng như:
– Chất hữu cơ
– Kim loại nặng
– Chlorine
– Hóa chất độc
Thường các bạn chuyên chơi tép luôn có dụng cụ đo tds như bút đo chẳng hạn, nhưng theo kinh nghiệm cá nhân, mình khuyến khích toàn bộ các anh em chơi thủy sinh nên mua 1 bút đo tds vì tương đối rẻ nhưng vô cùng dễ đo, chính xác và rất hiệu quả trong việc quản lý nước (1 bút đo tds bình thường giá chỉ từ 100-300k). Khi có bút đo, các bạn sẽ biết được tds nước đầu vào của khu vực mình sinh sống (nước máy, nước giếng, nước mưa…), và các bạn sẽ đo thấy sự chênh lệch của tds nước trong hồ để suy ra là hồ mình có quá nhiều tạp chất hay không và dùng cách xử lý hợp lý. Ví dụ nguồn nước máy khu vực HCM nơi mình sinh sống thì tds cỡ 45 ppm, và mình luôn giữ mức tds dưới 100 cho đa số hồ trồng cây của mình, ngoại trừ những trường hợp cần thí nghiệm, thử nghiệm nồng độ dinh dưỡng cao và sinh lý của cây. 1 số hồ khách hàng từng nhờ mình giúp, có hồ tds lên cao cỡ 350-400 ppm thì toàn bộ cây cối ngừng quang hợp và ngừng phát triển cho đến khi hạ tds về dưới 200 ppm.
Tuy nhiên, như đề cập ở trên, bút đo tds không thể đo được những chất hữu cơ và kim loại nặng gây độc cho cây, nên các bạn không nên chủ quan mà nghĩ rằng tds nước hồ thấp tức là 100% sạch sẽ.

3. pH

pH là chỉ số đo độ hoạt động của các ion (H+) trong dung dịch và vì vậy là độ axít hay bazơ của nó. Nói đơn giản nhất nước có độ pH = 7 là trung tính. Nước có giá trị pH nhỏ hơn 7 được coi là có tính axít, trong khi các giá trị pH lớn hơn 7 được coi là có tính kiềm.
Độ pH rất quan trọng khi chơi cá, tép, thủy sinh, đây là lý do mình đề cập nó chỉ sau ppm và tds.
Nhiều loại cá, tép chỉ thích nghi và sinh sống ở những độ pH nhất định. Tương tự như vậy, nhiều cây thủy sinh cũng sinh trưởng tốt trong độ pH nào đó. Không có 1 độ pH nào là hoàn hảo cho 1 hồ thủy sinh, vì bất cứ hồ thủy sinh nào cũng là 1 hệ sinh thái bao gồm nhiều loại động, thực vật. Tuy nhiên, pH hợp lý cho môi trường thủy sinh là từ 5-8. Dưới pH5 thì nhiều cây bị rữa lá, cá tép chết, còn trên 8 thì chỉ phù hợp cho 1 số cá tép đặc biệt như tép sula, cá ali… Tất cả các hồ thủy sinh của mình đều giữ mức pH từ 5.5 đến 6.5 và đa số thực vật thủy sinh có thể thích nghi tốt ở mức này. pH thay đổi quá nhiều trong thời gian ngắn có thể gây stress cá, và thực vật trong hồ thủy sinh.
Điểm mạnh của hồ thủy sinh có pH thấp (dưới 7, dưới 6.5) là: sắt và những chất vi lượng khác dễ tan, dễ hấp thu cho cây, đa số thực vật thủy sinh có thể thích nghi và sinh trưởng tốt ở mức pH này, và ở pH axit này thì những chất độc như Nh3 (amoniac) không còn độc mà bị chuyển hóa thành Nh4 (ít độc hơn nhiều). Điểm yếu của hồ có pH thấp là hệ vi sinh yếu hơn pH trên 7, và vì hệ vi sinh có phần yếu hơn nên cũng dễ bị nhiều vấn đề về bệnh cá tép, rêu hại hơn.
Hồ thủy sinh có pH từ 7 trở lên có điểm mạnh là hệ vi sinh cực tốt, các bạn để ý những hồ cá biển, hay những hồ thủy sinh có san hô, sỏi 3 màu… thì nước cực trong. Đa số cá tép thích pH cao (trừ 1 số loài như tép ong chẳng hạn). pH cao làm vi lượng khó tan và khó được hấp thu hơn nên rêu hại cũng dễ kiểm soát hơn pH axit. Tuy nhiên pH cao thì 1 số họ cây lại không khỏe (họ tonina là 1 ví dụ), và ở pH cao thì Fe và những chất vi lượng khác lại rất khó bị hấp thụ nên cần 1 nồng độ cao (và nguy hiểm hơn). Co2 cũng khó hòa tan hơn trong những hồ nước có tính kiềm.
Những tác nhân tăng pH: những chất tan Ca++ và Hco3 như san hô, đá vôi, vỏ ốc, sỏi 3 màu (lẫn vỏ ốc), cát muối tiêu (lẫn nhiều vỏ ốc), 1 số loại đá như đá da voi, đá tai mèo, đá kẹp kem, oxi tan nhiều trong nước, baking soda…
Những tác nhân giảm pH: peat moss ,than bùn, acid humic, khí co2, những chất axit như chanh, dấm, vitamin C, HCL, H2SO4, HNO3, H3PO4, la bàng, lọc cũ..
QUAN TRỌNG: nếu hồ bạn có pH quá cao, và muốn giảm pH thì đầu tiên phải tìm và xác định những tác nhân gây tăng pH và loại bỏ ra khỏi hồ, trước khi cho những tác nhân giảm pH vào. Ví dụ nếu hồ có san hô hay sỏi 3 màu, thì phải loại bỏ chúng trước. Nếu bạn dùng acid để giảm pH hồ này thì chỉ tạm thời, lượng Hco3 của san hô hay sỏi 3 màu sẽ tiếp tục tan ra làm tăng pH trong nhiều năm.

4. kH

kH viết tắt của carbonate hardness (độ kiềm của nước). Độ kiềm là tổng lượng bazơ hiện diện trong nước. Carbonate (CO32-) và Bicarbonate (HCO3–) là 2 bazơ phổ biến nhất và thành phần chủ yếu của Kiềm. Độ kH có ảnh hưởng mật thiết đến độ pH, thường kH thay đổi thì pH cũng thay đổi theo. Nếu các bạn không quá chuyên về dinh dưỡng, sinh lý cây trồng thì cũng không cần quá quan tâm đến độ kH.

5. gH

gH (General Hardness) là độ cứng của nước, nó được xác định là tổng hàm lượng của Canxi (Ca++) và Magie (Mg++) có trong nước. Ca và Mg là 2 trung lượng quan trọng không thể thiếu của hồ thủy sinh, cá tép cảnh. Nếu nồng độ Ca, Mg quá cao thì nước được coi là nước cứng, và Ca Mg thấp được coi là nước mềm.
gH được tính bằng độ, nếu muốn biết ppm của gH thì chi cần nhân số độ gH với 17.9.

6. Macro-nutrients (đa lượng)

– Nitrogen (N) / NH4 / NH3 / NO2 / NO3
Dinh dưỡng đa lượng quan trọng trong hồ thủy sinh. N thường ở nhiều dạng, độc nhất gồm NH3 và NO2 (amoniac và nitrit), ở những hồ có pH dưới 7 thì NH3 được chuyển thành NH4 (Amonium) vốn ít độc hơn nhiều. Và sau khi được vi sinh của vòng tuần hoàn nitrogen chuyển hóa thì N cuối cùng sẽ trở thành 1 dạng không độc là NO3 và sau đó 1 phần sẽ biến thành khí N bay vào khí quyển.
NH3 / Nh4 => NO2 => NO3 => N
Tất cả các dạng vô cơ của N đều được cây hấp thụ như nguồn dinh dưỡng cần thiết.
– Phosphorus (P) / PO4 – Phosphorus này thường được đo bằng test kit, và chủ yếu là P vô cơ. P là 1 đa lượng quan trọng khác của hồ thủy sinh và thường ở dạng PO4.
– Kali (potassium) – kali hay thường được nhiều bạn gọi tắt là K, là đa lượng hay thiếu hụt trong hồ thủy sinh dùng nền có độ kH thấp như ADA chẳng hạn.
– Carbon (C) / CO2: đa lượng quan trọng bật nhất của thực vật thủy sinh, Carbon chiếm đến 45% thân và lá cây.
– Oxygen / O2: đa lượng quan trọng như CO2, chiếm khoảng 40% thân và lá cây, ngoài ra O2 không thể thiếu cho động vật như cá, hoặc hệ vi sinh.
(đang cập nhật…)

7. Micro-nutrients (vi lượng)

Fe
Mn
Zn
B
Cu
Mo
Ni
(đang cập nhật…)

8. Secondary Macro-nutrients (trung lượng)

Canxi (Ca)
Magie (Mg)
(đang cập nhật…)

9. PAR – umol

(đang cập nhật…)

10. PUR

(đang cập nhật…)

11. TCNT
12. TCN
13. TCCB
14. NMC / NMXLX
15. nnpt

Độ pH Lý Tưởng Cho 1 Hồ Thủy Sinh

 

Độ pH lý tưởng nhất cho hồ thủy sinh là bao nhiêu?

Câu hỏi trên mình rất hay nhận được từ các bạn mới chơi và cả đã có kinh nghiệm. Xin tranh thủ viết sơ về vấn đề này.

1. Độ pH là gì?

pH là chỉ số đo độ hoạt động của các ion (H+) trong dung dịch và vì vậy là độ axít hay bazơ của nó. Nói đơn giản nhất nước có độ pH = 7 là trung tính. Nước có giá trị pH nhỏ hơn 7 được coi là có tính axít, trong khi các giá trị pH lớn hơn 7 được coi là có tính kiềm.

Nhiều loại cá, tép chỉ thích nghi và sinh sống ở những độ pH nhất định. Tương tự như vậy, nhiều cây thủy sinh cũng sinh trưởng tốt trong độ pH nào đó. Không có 1 độ pH nào là hoàn hảo cho 1 hồ thủy sinh, vì bất cứ hồ thủy sinh nào cũng là 1 hệ sinh thái bao gồm nhiều loại động, thực vật. Tuy nhiên, pH hợp lý cho môi trường thủy sinh là từ 5-8. Dưới pH5 thì nhiều cây bị rữa lá, cá tép chết, còn trên 8 thì chỉ phù hợp cho 1 số cá tép đặc biệt như tép sula, cá ali…

2. Vậy nếu hồ thủy sinh không chú trọng về cá tép hay những loại cây thủy sinh đặc biệt thì nên để mức nào là tốt nhất?

Đây là câu hỏi đáng giá triệu đô, và mình sẽ cố giải thích 1 cách đơn giản và dễ chấp nhận nhất như sau:
pH liên quan trực tiếp đến 2 yếu tố khác trong 1 hồ thủy sinh, đó là VI SINH và DINH DƯỠNG.

a. Mối liên hệ giữa pH và hệ vi sinh:

– Những hồ pH cao từ 7 trở lên thì hệ vi sinh phát triển cực mạnh, và nước sẽ rất trong. Nếu các bạn để ý thì những hồ có san hô, sỏi 3 màu, vỏ ốc lẫn trong sỏi trải nền, hồ có nhiều đá như đá tai mèo.. thì nước sẽ rất trong. Đây là dấu hiệu của hệ vi sinh phát triển mạnh mẽ. Cả những hồ nước biển cũng vậy, nước trong hơn nước của đa số hồ thủy sinh nhiều.

– Những hồ có pH từ 6 trở xuống thì hệ vi sinh phát triển yếu hơn, 1 số chủng loại vi sinh có lợi không thể sinh sôi và phát triển được. Vì vậy hồ có pH thấp thường dễ bị vấn đề về hệ vi sinh và dễ bùng phát rêu hại hơn.

b. Mối liên hệ giữa pH và dinh dưỡng:



– Hồ có pH từ 7 trở lên thì những chất đa lượng sẽ dễ hấp thụ hơn (N P K, Ca Mg, S), nhưng từ 7.5 trở lên thì vi lượng như sắt, Mn, B… sẽ khó tồn tại trong nước, đây là lý do hồ pH cao thường bị hiện tượng cây mất màu từ ngọn (thiếu Fe)

– Hồ có pH từ 6 trở xuống thì lượng vi lượng sẽ cực mạnh, điển hình là sắt, Mangan, Boron và Đồng, nhưng đa lượng NPK CA Mg sẽ rất yếu và khó được cây hấp thụ. Đây cũng là lý do vì sao những hồ pH thấp thường bị rêu hại liên quan trực tiếp đến vi lượng như Rêu Chùm Đen ( kết hợp thêm hệ vi sinh yếu khi pH thấp nữa), thêm vào đó hồ có pH thấp thường hay bị hiện tượng lá già của cây bị vàng (thiếu N) hoặc lũng lổ (thiếu K), hoặc rất dễ bị rêu đốm xanh (P yếu).

– Về Nh3 / Nh4 (Amoniac và Amonium), cả 2 đều là thức ăn cho cây nhưng khác biệt là NH3 là chất cực độc. Khi NH3 ở môi trường có hệ PH từ 7 trở lên thì nó sẽ là chất độc, nhưng ở ph dưới 7 thì nó sẽ tồn tại ở dạng Nh4 (không còn độc)

– Những hồ có pH cao hơn 7.5 thì Co2 sẽ rất khó hòa tan

– 1 số loại cây (như họ tonina)thì không thể sống ở ph trên 7, và đa số các loại cây thủy sinh có thể sống tốt ở ph từ 5-7

Từ 2 mối liên hệ trên chúng ta suy ra rằng: nếu để ở ph dưới 7, nhưng không quá thấp dưới 6 thì mọi vấn đề đều có thể giải quyết, đa số các cây thủy sinh sống tốt, vi sinh không quá yếu, vi lượng không quá mạnh, Nh3 không độc, NPK không quá thiếu, Co2 dễ hoạt động.

VẬY NẾU CÓ THỂ, CÁC BẠN NÊN ĐỂ ĐỘ PH HỒ Ở MỨC 6-6.5. Đây là mức lý tưởng cho các hồ trồng cây, rêu, bucep, dương xỉ…chứ không phải là mức hoàn hảo cho toàn bộ các hồ thủy sinh, các bạn đừng nhầm lẫn nhé

How to connect to VPS with Private Key on Mac OS

1. Use the cd command to navigate to the directory where your private key file is stored. For example, if your private key is in the Downlo...